Đồ chơi Montessori: Cách chọn đồ chơi Montessori phù hợp với bé 0 – 6 tuổi
Đồ chơi Montessori là gì? Lựa chọn đồ chơi Montessori như thế nào cho phù hợp nhất với bé con? Hàng loạt câu hỏi được đưa ra liệu có gây khó dễ cho các bậc cha mẹ trong quá trình nuôi dạy con cái?
Có thể thấy, việc giáo dục sớm cho trẻ đem đến vô vàn những câu hỏi và thắc mắc khiến nhiều bậc phụ huynh trăn trở khi nuôi dạy bé con bởi trong giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi, bố mẹ không thể dùng sách vở lý thuyết hay áp dụng những bài tập khó nhằn được.
Thông qua các nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ nhỏ, dễ dàng nhận thấy cách giáo dục sớm cho con hiệu quả nhất chính là sử dụng đồ chơi Montessori – một loại hình đồ chơi được thiết kế nhằm giải quyết sự phát triển về nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, xã hội và tình cảm của bé.
Đồ chơi Montessori hay còn được gọi là đồ chơi giáo dục, được coi là những giáo cụ kích thích sự học hỏi bằng cách khuyến khích trẻ thử nghiệm. Khác với các phân loại đồ chơi thông thường, đồ chơi Montessori là sản phẩm được thiết kế dành riêng cho bé với công dụng vừa học vừa chơi tiện ích.
Trong giai đoạn 6 năm đầu đời, bé con bắt đầu có nhận thức về tư duy và hành động. Do đó, việc học cách thao tác và tiếp xúc trực tiếp với những món đồ vật xung quanh chính là phương pháp tốt nhất giúp bé phát triển các kỹ năng vận động một cách toàn diện.
Bởi vậy mà những món đồ chơi được sử dụng làm giáo cụ giảng dạy trong phương pháp Montessori phải là những đồ chơi mà bé có thể dễ dàng chạm vào và cầm nắm, không theo một khuôn mẫu nào mà để cho bé độc lập trong việc sáng tạo và sử dụng chúng.
Ví dụ, một bộ xếp hình được coi là một món đồ chơi Montessori. Đây là món đồ chơi phổ biến yêu thích của các bé và cũng được nhiều bậc phụ huynh tỏ ra rất ưa chuộng. Bé con sẽ học cách xây dựng các cấu trúc bằng cách ghép các khối khác nhau lại với nhau và chúng được sử dụng trí tưởng tượng của mình.
Ưu điểm nổi bật của món đồ chơi xếp hình là không có hướng dẫn sử dụng cụ thể. Bé không phải học tập lắp ghép theo một khuôn khổ được quy định sẵn từ ban đầu mà được thỏa sức sáng tạo, lắp ghép theo trí tưởng tượng của mình. Thông qua hoạt động tìm tòi và thử nghiệm, bé sẽ có những định hướng cụ thể về tư duy và biết cách để lắp ghép thành công.
Khi mới bắt đầu, nên bắt đầu từ các khối gỗ nhỏ đường kính 2,5cmx2,5cm để con luyện tập kỹ năng xếp chồng 2 khối – 4 khối – 6 khối và 8 khối trước.
Những khối như thế này mà bé xếp thành công, thì bé cũng có cảm giác thành tựu “mình làm được rồi” hơn là các hình dạng khó khác.